Các loại thực phẩm không nên cho bé ăn dặm

  • 02/06/2020

Khi bắt đầu vào tuổi ăn dặm, bạn bắt đầu giới thiệu cho bé các loại thực phẩm khác nhau. Tuy nhiên, hệ tiêu hóa của trẻ còn non nớt, không phải tất cả các loại thực phầm đều ăn toàn cho bé. Cùng cháo dinh dưỡng Vinasoup tìm hiểu rõ hơn về các loại thực phẩm không an toàn cho bé cần tránh nhé !

Chúng ta biết rằng để tạo thói quen dễ ăn đối với nhiều loại thực phẩm , không kén ăn đó là cung cấp nhiều loại thực phẩm khác nhau trong quá trình đầu ăn dặm của bé. Nhưng với cơ thể còn non nớt cũng như yếu của bé thì không phải tất cả các loại thực phẩm đều an toàn để mẹ cho bé thử. Chính vì vậy mẹ cần chú ý những thực phẩm không nên cho bé ăn dặm mà Cháo dinh dưỡng Vinasoup tổng hợp ở bài viết này nhé !

 

Giai đoạn từ 0-5 tháng tuổi:

Ở giai đoạn này, bạn không nên cho bé ăn bất cứ thực phẩm nào ngoài sữa mẹ hoặc sữa công thức.

 

Giai đoạn từ 6-12 tháng

Trong giai đoạn này hệ tiêu hóa của bé còn chưa hoàn chỉnh nên cần hạn chế một số một số loại thực phẩm để tránh hại dạ dày cũng như thận của bé:

 

- Mật ong

 

- Sữa bò, sữa đậu nành

 

- Thức ăn quá lớn

 

Các loại thực phẩm không nên cho bé ăn dặm

Các loại thực phẩm không nên cho bé ăn dặm

 

- Các loại hạt: hạt đào mậm, dưa hấu

 

- Gia vị ( nhất là muối và hạt nêm )

 

Giai đoạn từ 1-2 tuổi:

Miếng mẫu thức ăn lớn: Các loại rau củ như cà rốt, cần tây, đậu que nên được thái hạt lựu, thái nhỏ, nấu chín để tránh trường hợp mắc nghẹn ở trẻ.

 

Thực phẩm nhỏ và cứng: kẹo cứng, thuốc ho, các loại hạt, bỏng ngô có nguy cơ gây nghẹn. Các hạt quá nhỏ còn có thể gây nghẹt thở.

 

Các loại thực phẩm không nên cho bé ăn dặm

Mẫu thức ăn nhỏ cho bé dễ ăn, không bị mắc nghẹn

 

Thực phẩm mềm và dễ dính: tránh cho bé nhai kẹo cao su hoặc các thức ăn mềm như kẹo dẻo, thạch hay kẹo gummy vì chúng có thể kẹt trong cổ bé

 

Bơ đậu phộng: Không nên cho trẻ ăn hẳn 1 cục bơ đậu phộng to hay các loại bơ miếng to. Thay vào đó, bạn phết lớp bơ mỏng lên bánh mì hoặc bánh quy giòn.

 

Giai đoạn từ 2-3 tuổi:

Dù trong giai đoạn này bé có thể ăn và nhai tốt hơn, nhưng bé vẫn có nguy cơ bị mắc nghẹn thức ăn. Bé vẫn cần tránh các yếu tố gây nghẹn ở giai đoạn 1-2 tuổi. Ngoài ra bạn vẫn duy trì thói quen ăn uống lành mạch cho trẻ: ăn tập trung, không xem điện thoại, không xem ti vi.

 

Giai đoạn từ 3-5 tuổi

Ở giai đoạn này bé ăn rất giỏi nhưng bạn vẫn nên kiểm tra các mẩu thức ăn có thể khiến bé nghẹn. Bạn cắt thức ăn thành những miếng nhỏ, tránh các loại hạt to, kẹo cứng và kẹo cao su. Và không để bé bị phân tâm trong suốt quá trình ăn.

 

 

zalo-img.png