Thị trường đang ồ ạt phát triển và nhượng quyền kinh doanh đã trở thành kênh đầu tư an toàn hơn so với khởi nghiệp xây dựng thương hiệu mới. Bởi vì, nhượng quyền là sử dụng thương hiệu, mô hình kinh doanh đã trải qua thử nghiệm và đang có được thành công. Cùng Vinasoup tìm hiểu bí quyết kinh doanh nhượng quyền cháo dinh dưỡng thành công nhé !
Thị trường đang ồ ạt phát triển và nhượng quyền kinh doanh đã trở thành kênh đầu tư an toàn hơn so với khởi nghiệp xây dựng thương hiệu mới. Bởi vì, nhượng quyền là sử dụng thương hiệu, mô hình kinh doanh đã trải qua thử nghiệm và đang có được thành công.
Như lý thuyết nhượng quyền có nói về nhượng quyền là sử dụng thương hiệu và mô hình đã qua thử nghiệm thành công. Nhưng thành công ở mức độ nào liệu có thể hiện ở việc quảng cáo nhiều, thấy một cửa hàng lúc nào cũng đông khách là thành công?
Câu trả lời là KHÔNG!
Tất cả những điều đó chỉ chứng minh thương hiệu đang được rộng rãi người tiêu dùng biết đến và sử dụng. Khi đầu tư sẽ không tránh khỏi giai đoạn bùng nổ doanh số, ở đó nhà đầu tư chấp nhận lỗ trong thời gian ngắn để kéo khách hàng đến với mình, nhưng nếu thời gian lỗ kéo dài trong 6 tháng, 12 tháng chắc chắn khi đó “tiền bạc trở thành vấn đề nan giải”. Thành công sẽ thực sự được thể hiện bằng những con số trên báo cáo lãi lỗ hàng tháng, hàng năm, trên tỷ lệ và thời gian hoàn vốn đầu tư cho đối tác.
*Chọn đúng được thương hiệu “tiền năng” bỏ vốn là sinh lời
Đây là suy nghĩ sai lầm dễ gặp phải của nhiều nhà đầu tư. Ngay cả khi được nhận bí quyết kinh doanh, thương hiệu được nhận diện tốt, sản phẩm, dịch vụ đồng nhất với toàn hệ thống thì việc quản lý vận hành vẫn đóng vai trò quan trọng đảm bảo cơ sở kinh doanh sinh lời. Người điều phối cửa hàng vẫn cần phải có khả năng quản lý công nhân viên, kiểm soát đầu ra đầu vào và một số kỹ năng quan trọng khác tùy thuộc vào lĩnh vực nhượng quyền.
- Trách nhiệm đào tạo của bên nhượng quyền thương hiệu
Đây là sự khác biệt với các mối quan hệ kinh doanh khác. Bên nhượng quyền có trách nhiệm phải tiến hành cung cấp tất cả các tài liệu, đào tạo nhân viên và các hoạt động phục vụ kinh doanh khác. Không chỉ vậy, còn phải thường xuyên trợ giúp đào tạo, hướng dẫn những ứng dụng hay sản phẩm mới được áp dụng chung cho cả hệ thống.
- Bên nhận nhượng quyền phải tuân thủ quy định về kinh doanh
Thay vì việc tự kinh doanh một sản phẩm riêng mình, nhà đầu tư sẽ dễ dàng sáng tạo theo ý tưởng bản thân từ sản phẩm dịch vụ, cách thức cung ứng đến những quy trình khác trong hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, với nhượng quyền thương hiệu, nhà đầu tư buộc phải tuân thủ những quy định đã đặt ra. Vì khi nhượng quyền thương hiệu có nghĩa nhà đầu tư được nhận toàn bộ công thức, hình ảnh thương hiệu và trở thành gương mặt trong hệ thống. Vì điều này mà những quy định để đảm bảo tính đồng nhất của toàn hệ thống là điều bắt buộc tuân thủ. Nhà đầu tư chỉ có thể thay đổi hoặc cải tiến sau khi thông qua sự đồng ý của bên nhượng quyền để tránh vấn đề pháp lý có thể xảy ra.
- Sự kiểm soát của bên nhượng quyền đối với bên nhận nhượng quyền
Pháp luật ở Việt Nam cũng như đa số quốc gia trên thế giới đều thừa nhận quyền kiểm soát của bên nhượng quyền đối với việc điều hành hoạt động kinh doanh của bên nhận nhượng quyền. Theo đó, bên nhượng quyền có thể định kỳ hoặc đột xuất kiển tra việc thực hiện các quyền thương mại của bên nhận nhượng quyền. Khi bên nhận nhượng quyền không đủ khả năng kiểm soát hoạt động kinh doanh, bên nhượng quyền được phép chấm dứt toàn bộ sự hỗ trợ, thậm chí dừng nhượng quyền thương hiệu cho đối tác đó.
Nhà đầu tư cần xem xét kỹ lưỡng và đánh giá nhu cầu thị trường tại địa điểm kinh doanh của mình, sản phẩm nào sẽ phù hợp với khách hàng ở vị trí đó. Sau đó, lựa chọn thương hiệu phù hợp để thương thảo, ký kết hợp tác kinh doanh nhượng quyền. Cùng một sản phẩm, dịch vụ sẽ có rất nhiều thương hiệu cạnh tranh và cùng cho phép nhượng quyền. Nhà đầu tư nên xem xét về vấn đề tài chính phải bỏ ra đề nhượng quyền cùng với việc có thể đáp ứng những yêu cầu riêng biệt của từng thương hiệu không trước khi quyết định.