Bí quyết giúp trẻ dễ ăn ngay từ lúc vừa ăn dặm

  • 26/05/2020

Khi bắt đầu quá trình ăn dặm, mẹ càng sáng tạo bao nhiêu trong cách phối hợp thức ăn cho con thì khi lớn, con sẽ càng dễ ăn và không bị kén ăn.

 

1. Hãy cho trẻ bắt đầu với các thức ăn quen thuộc dễ đoán biết về mặt hương vị

 

Khởi đầu khi trẻ ăn dặm, cha mẹ hãy lựa chọn những loại thực phẩm có hương vị ngọt ngào với cấu trúc lỏng.

Loại thực phẩm cho khởi đầu khôn ngoan là các loại ngũ cốc phổ thông như gạo trắng được nghiền mịn và nấu lỏng. Nhờ vậy, gạo sẽ có cấu trúc mềm mịn và hương vị ngọt nhẹ nhàng như sữa.

Sau một thời gian ăn dặm bằng các loại ngũ cốc, cha mẹ có thể chuyển đổi và cho trẻ ăn các loại thức ăn nghiền nhuyễn khác, tuy nhiên, các loại thực phẩm nên được nghiền riêng biệt.

Cha mẹ có thể cho trẻ làm quen với các loại rau củ trước tiên để tránh việc trẻ trở nên hảo ngọt sớm, sau đó dần dần cho trẻ ăn trái cây và cuối cùng là thịt.

Tất cả quá trình ăn dặm phải được thực hiện đồng thời với việc tránh các thực phẩm gây dị ứng và rà soát các biểu hiện khi trẻ thử một loại thức ăn mới. Và cha mẹ hãy luôn nhớ, trẻ sẽ không cần bất cứ loại gia vị nào khi mới bắt đầu ăn dặm.

Nghiên cứu chỉ ra rằng không có vấn đề gì xảy ra khi bạn quyết định cho trẻ tiếp xúc với loại thực phẩm nào đầu tiên. Và việc thêm trứng, bơ đậu phộng vào khẩu phần của trẻ sẽ giúp trẻ giảm thiểu khả năng bị dị ứng với các loại thực phẩm này về sau.

Trong gian đoạn ăn dặm, bạn cho trẻ làm quen với càng nhiều loại hương vị và cấu trúc thực phẩm thì khi lớn trẻ sẽ càng dễ ăn và thích thú hơn với các loại rau củ quả.

Hãy đào tạo con trở thành đứa trẻ dễ ăn, luôn hứng thú thử những hương vị mới.

Với quá trình rèn luyện ăn dặm kỹ lưỡng và các thực đơn đầy sáng tạo của mẹ, trẻ sẽ lớn lên khỏe mạnh và không bao giờ kén ăn. Ví như trẻ dễ dàng ăn các món có hương vị phức tạp và đa dạng như thịt, cá nướng, hun khói, các loại hải sản như nghêu sò... Đồng thời, khi trẻ đã hứng thú với việc ăn nhiều rau quả thì không khó gì để món sa lát trở thành món ăn yêu thích của trẻ với nhiều loại rau, quả và nước xốt ngon lành.

2. Gợi ý các món ăn cho trẻ theo từng độ tuổi 

 

Đối với trẻ 6 tháng tuổi, hãy khởi đầu với các món nghiền với chỉ một nguyên liệu như khoai lang, gạo, bí đỏ...

Một khi đã quen với việc ăn dặm, mẹ hãy thêm vào món ăn của trẻ một ít hương vị như bột gừng hoặc nghệ để tăng cường vị giác của trẻ.

Vào khoảng 7 tháng tuổi, khi trẻ đã dễ dàng ăn các loại thực phẩm được nghiền mịn, hãy bắt đầu với một số món ăn với cấu trúc phức tạp hơn một chút như bơ hoặc chuối nghiền nhỏ, không cần quá mịn.

Giờ đây, cha mẹ đã có thể cho trẻ làm quen với các loại thức ăn hỗn hợp như bí ngòi nấu với đậu lăng, gà nấu cùng súp lơ... Những món ăn này sẽ làm đa dạng bữa ăn của trẻ cũng như cung cấp thêm nhiều nhóm dinh dưỡng cần thiết.

Bí quyết giúp trẻ dễ ăn ngay từ lúc vừa ăn dặm

Khi trẻ được từ 8 đến 12 tháng tuổi, hãy chế biến món ăn theo cách của bạn và giảm dần việc nghiền nhỏ thức ăn. Lúc bấy giờ, trẻ sẽ phải làm quen với nhiều loại thực phẩm với kết cấu đa dạng.

Giai đoạn bé dưới 1 tuổi khi cho bé ăn bạn vẫn phải nhớ để tránh món ăn quá nhàm chán, hãy thêm một số loại hương vị phức tạp hơn như súp lơ nấu cà ri hoặc cá nấu cùng thìa là...

Khi trẻ đã qua ngưỡng 1 tuổi, thật đơn giản, cha mẹ ăn gì thì con có thể ăn nấy.

Hãy thử cho trẻ ăn những món ăn mới lạ vào buổi sáng, vì thời gian này trẻ sẽ dễ tiếp thu những cái mới hơn.

Hãy tạo ra sự khác biệt trong các bữa ăn bằng cách thay đổi cách phối hợp các loại nguyên liệu, giúp tạo cảm giác lạ miệng cho trẻ. Mẹ có thể cho trẻ ăn xúc xích cùng với đậu lăng nghiền hay bánh bột bắp ăn cùng với một ít bí ngòi nướng.

Hãy luôn luôn nhớ, mẹ càng chăm chút bữa ăn sáng tạo bao nhiêu, con sẽ càng chịu ăn và khỏe mạnh.

zalo-img.png